Sự đi qua của Sao Kim
Sự đi qua của Sao Kim

Sự đi qua của Sao Kim

Hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời hay Sao Kim quá cảnh Mặt Trời xảy ra khi Sao Kim đi qua phía trước Mặt Trời, lúc này Sao Kim nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất và cùng nằm trên một đường thẳng. Hành tinh này xuất hiện như một chấm tròn nhỏ tối màu di chuyển qua đĩa Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất.Thời gian của sự kiện đi qua này diễn ra trong một vài tiếng (sự kiện Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời năm 2012 diễn ra trong 6 tiếng 40 phút). Hiện tượng đi qua cũng tương tự như hiện tượng nhật thực do Mặt Trăng gây ra. Mặc dù đường kính của Sao Kim lớn gấp 3 lần so với đường kính của Mặt Trăng, nhưng hình ảnh hành tinh này xuất hiện nhỏ hơn rất nhiều và nó cũng di chuyển rất chậm qua đĩa Mặt Trời, bởi vì hành tinh này nằm cách xa Trái Đất rất nhiều so với khoảng cách Mặt Trăng nằm cách xa Trái Đất.Hiện tượng quá cảnh của Sao Kim là một trong những hiện tượng thiên văn học có thể dự đoán trước và hiếm xảy ra nhất.[1] Chúng lặp lại theo chu kỳ mỗi 243 năm, với mỗi cặp hiện tượng quá cảnh diễn ra cách nhau 8 năm và sau đó là một khoảng thời gian giãn cách dài khoảng 121,5 năm và 105,5 năm. Chu kỳ dài như vậy là do tỷ số giữa chu kỳ quỹ đạo của Trái Đất và Sao Kim gần với tỷ số hữu tỷ 8:13 và 243:395.Hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời gần đây nhất diễn ra vào ngày 6 tháng 6 năm 2012 sẽ là hiện tượng xảy ra cuối cùng trong thế kỷ này; hiện tượng cặp trước với nó đã xảy ra vào ngày 8 tháng 6 năm 2004. Cặp hiện tượng Sao Kim quá cảnh trước đó nữa đã xảy ra vào tháng 12 năm 1874 và tháng 12 năm 1882. Sau năm 2012, cặp hiện tượng Sao Kim quá cảnh sẽ xảy ra vào ngày 11 tháng 12 năm 2117 và ngày 8 tháng 12 năm 2125.Sự kiện Sao Kim đi qua Mặt Trời có ý nghĩa khoa học lớn trong lịch sử bởi vì nhờ quan sát hiện tượng này mà các nhà thiên văn có thể lần đầu tiên ước lượng được kích cỡ của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Trong lần quan sát năm 1639, kết hợp với nguyên lý thị sai, các nhà thiên văn đã ước lượng ra được khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời một cách chính xác hơn so với trước đó. Thêm vào đó, lần đi qua vào tháng 6 năm 2012 sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một số cơ hội nghiên cứu, đặc biệt là hiệu chỉnh các kỹ thuật được sử dụng để tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.Việc sử dụng một cách an toàn các thiết bị quan sát sự đi qua của Sao Kim cũng giống như đối với quan sát hiện tượng nhật thực từng phần. Nhìn trực tiếp vào Mặt Trời mà không có dụng cụ bảo vệ mắt sẽ nhanh chóng gây những chấn thương nghiêm trọng tổn hại đến mắt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự đi qua của Sao Kim http://islamsci.mcgill.ca/RASI/BEA/Ibn_Sina_BEA.ht... http://www.fourmilab.ch/documents/canon_transits/t... http://www.amazon.com/dp/0306820382 http://www.astronomylive.com/event/venus-transit-0... http://choosing-providence.blogspot.com/2012/03/tr... http://brightstartutors.com/blog/2012/04/26/the-tr... http://www.economist.com/science/displayStory.cfm?... http://www.facebook.com/groups/108400462513165/ http://www.hmnao.com/nao/transit/V_1396/ http://www.hmnao.com/nao/transit/V_1518/